Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

NGHIÊN CỨU MÔ BỆNH HỌC CÁC TỔN THƯƠNG U DA CÓ SẮC TỐ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
HISTOPATHOLOGY OF THE PIGMENTED TUMORAL-LIKE LESIONS OF THE SKIN AT HUE HOSPITAL OF MEDICINE AND PHARMACY UNIVERSITY
 Tác giả: Nguyễn Văn Mão, Trần Nam Đông
Đăng tại: Tập 8 (04); Trang: 65
Tóm tắt bằng tiếng Việt:

Giới thiệu: U sắc tố da là một trong những loại u khá thường gặp, chúng bao gồm u sắc tố lành tính (thường gặp hơn) và ung thư hắc tố mặc dù ít gặp nhưng có tiên lượng rất xấu, ngoài ra các tổn thương khác của da cũng có sắc tố rất dễ chẩn đoán nhầm về mặt lâm sàng, vì vậy việc áp dụng mô bệnh học kết hợp một phần với hóa mô miễn dịch là rất cần thiết để chẩn đoán phân loại tổn thương u có sắc tố của da.

Mục tiêu:

1. Mô tả một số đặc điểm đại thể tổn thương dạng u da có sắc tố;
2. Phân típ mô bệnh học tổn thương u tế bào hắc tố da và các loại dạng u có sắc tố khác.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả 55 trường hợp được chẩn đoán lâm sàng tổn thương u da có sắc tố, tiến hành làm mô bệnh học, kết hợp hóa mô miễn dịch các trường hợp khó để chẩn đoán xác định bệnh.

Kết quả: Không có sự khác biệt về giới, bệnh gặp chủ yếu ở người trưởng thành, cao nhất ở độ tuổi sau 51 tuổi (58,1%). Vị trí thường gặp nhất là ở mặt chiếm đến 60%, tiếp đến là ở thân và chi (14,6 và 12,8%). Có 3 trường hợp ung thư hắc tố đều ở bàn chân. Màu sắc tổn thương chủ yếu là màu đen chiếm 65,4%, các màu sắc khác: màu hồng, trắng xám hoặc màu xanh; Mô bệnh học và hóa mô miễn dịch cho thấy u sắc tố thực sự chiếm 52,6%, trong đó u sắc tố lành tính (Nê vi) chiếm tỉ lệ cao nhất 41,8%, ung thư hắc tố có 3 trường hợp chiếm 5,4% và Lentigo (quá sản hắc tố bào tạo mảng) 5,4%; Gần 50% (47,4%) tổn thương u da có sắc tố không phải u sắc tố thực sự, bao gồm ung thư tế bào đáy sắc tố chiếm đến 36,4% và các loại khác ít gặp hơn như: u mô bào xơ, u gai sừng và u nhú.

Kết luận: Tổn thương da có sắc tố gồm nhiều loại bao gồm u sắc tố thực và các loại khác, việc kết hợp lâm sàng với mô bệnh học và hóa mô miễn dịch giúp chẩn đoán chính xác bệnh, định hướng điều trị tốt cho bệnh nhân.

Từ khóa:u da, u sắc tố lành tính, u sắc tố ác tính, ung thư tế bào đáy có sắc tố
Abstract:

Background: Pigmented tumour of the skin is one of the common tumour in human including the benign pigmented tumours (more common) called Nevi tumours and the malignant one called melanoma which was less frequent but the most poor in prognosis. In addition, the others not belonging to these group had the same clinical appearance, so the application of histopathology and immunohistochemistry for the definitive diagnosis was indespensible.

Objectives:

1. To describe the macroscopic features of the pigmented tumoral-like lesions;
2. To classify the histopathologic types of the pigmented cell tumours and the other pigmented tumours of the skin.

Materials and Method: Cross-sectional research on 55 patients diagnosed as pigmented tumoral lesions by clinician, then all definitively diagnosed by histopathology combining the immunohistochemistry in difficult cases.

Results: There was no difference in gender, the disease was discovered most common in adult, especially with the age over 51 years old (58.1%). the most region located was in the face accounting for 60%, following the trunk and limbs (14.6%, 12.8% respectively). All 3 malignant melanomas happened in foot. The most common color of the lesions was black (65.4%), the other ones were rose, grey and blue. Histopathology and immunohisthochemistry showed that the true pigmented cell tumours were 52.6% encompassing benign ones (Nevi tumour) (41.8%), melanoma (5.4%) and lentigo (5.4%). 47.4% was not the true pigmented cell tumour including pigmented basocellular carcinoma (36.4%) and the others less common as histiofibromas, acanthoma and papilloma.

Conclusion: the pigmented tumoral-like lesions of the skin could be the true pigmented cell tumours and the others, so the application of the histopathology and the immunohistochemistry after the clinical discovery helps to determine and classify the disease definitely and for the best orientation of treatment as well.

Key words: skin tumour, benign pigmented tumour (Nevi), malignant pigmented tumour (melanoma), pigmented basocellular carcinoma

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 8 (04)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1BÁN TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ỨC CHẾ ENZYM ACETYLCHOLINESTERASE CỦA MỘT SỐ DẪN CHẤT HESPERETIN
Tác giả:  Trần Thế Huân, Trần Thành Đạo
10677
2NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG HER2 VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN VÚ XÂM NHẬP
Tác giả:  Đặng Công Thuận, Lê Trọng Lân, Nguyễn Trần Bảo Song, Phan Thị Thu Thủy, Trần Nam Đông, Lê Thị Thu Thảo, Ngô Cao Sách, Trần Thị Hoàng Liên, Võ Thị Hồng Vân
127713
3NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG THỞ MÁY KHÔNG XÂM NHẬP TRÊN BỆNH NHÂN SUY HÔ HẤP CẤP
Tác giả:  Võ Việt Hà, Nguyễn Văn Minh, Trần Xuân Thịnh
148223
4NGHIÊN CỨU SỰ BỘC LỘ MỘT SỐ DẤU ẤN MIỄN DỊCH ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ NGHI NGỜ U LYMPHÔ ÁC TÍNH
Tác giả:  Nguyễn Văn Mão, Lê Thị Thu Thảo
143028
5ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HÀM PHỦ TRÊN IMPLANT CHỊU LỰC TỨC THÌ VỚI KẾT NỐI CHỤP LỒNG TRONG ĐIỀU TRỊ MẤT RĂNG TOÀN BỘ HÀM DƯỚI
Tác giả:  Lê Trung Chánh, Nguyễn Toại
105734
6ĐỊNH LƯỢNG CURCUMIN TRONG TINH BỘT NGHỆ VÀ VIÊN HOÀN NGHỆ MẬT ONG BẰNG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO
Tác giả:  Nguyễn Hữu Tiến, Lê Thị Bảo Trâm, Nguyễn Thị Như Ngọc, Phan Phước Thắng, Nguyễn Viết Khẩn
170642
7PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THUỐC THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VÀ CÁC HUYỆN THUỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Phước Bích Ngọc, Nguyễn Quang Phú
152848
8QUAN SÁT TRỰC TIẾP HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN TẠI CÁC NHÀ THUỐC Ở THÀNH PHỐ HUẾ
Tác giả:  Võ Thị Hà, Lê Thị Quỳnh
134058
9NGHIÊN CỨU MÔ BỆNH HỌC CÁC TỔN THƯƠNG U DA CÓ SẮC TỐ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Văn Mão, Trần Nam Đông
93865
10ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ, LOẠN THỊ BẰNG KÍNH CỨNG THẤM KHÍ FARGO ORTHO-K TẠI TRUNG TÂM ORTHO-K ĐÀ NẴNG
Tác giả:  Hoàng Hữu Khôi
109470
11PHẪU THUẬT NỘI SOI XUYÊN PHÚC MẠC TAPP TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN
Tác giả:  Nguyễn Minh Thảo, Phạm Anh Vũ, Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Đoàn Văn Phú, Nguyễn Thành Phúc, Trần Văn Khôi, Đoàn Phước Vựng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Duy Thắng
107676
12ĐỊNH DANH LOÀI VÀ THỬ NGHIỆM KHÁNG NẤM ĐỒ CỦA GIỐNG NẤM ASPERGILLUS PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Đỗ Thị Bích Thảo, Tôn Nữ Phương Anh, Ngô Thị Minh Châu
104581
13CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH CÁC TRISOMY 21, 18 VÀ 13 BẰNG KỸ THUẬT QF-PCR Ở NHÓM THAI PHỤ CÓ NGUY CƠ CAO
Tác giả:  Hà Thị Minh Thi, Lê Trung Nghĩa, Nguyễn Viết Nhân, Võ Văn Đức, Lê Thanh Nhã Uyên, Lê Phan Tưởng Quỳnh, Đoàn Hữu Nhật Bình, Lê Tuấn Linh
103688
14TÍNH CHẤT LÝ HÓA VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU SA NHÂN KÉ (AMOMUM XANTHIODES) Ở A LƯỚI - THỪA THIÊN HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Ngọc Lê, Nguyễn Thị Tân, Trần Nhật Minh, Hồ Việt Đức, Nguyễn Thị Hoài
126596
15NGHIÊN CỨU ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA CỐM PHA HỖN DỊCH CHỨA GLUCOMANNAN TỪ CỦ NƯA AMORPHOPHALLUS PAEONIIFOLIUS (HỌ RÁY – ARACEAE) TRỒNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Hồng Trang, Nguyễn Thị Hoài
966102
16TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ VÀ CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Hoàng Lan, Võ Văn Thắng, Cao Ngọc Thành
957108

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,056 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,141 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,490 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,409 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,307 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,273 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,135 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,921 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,889 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (2,846 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
Thông báo



ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN